Loading

Gia Đình

1. Từng định 'ăn bánh trả tiền' khi vợ ngại yêu

Có lúc tôi đã nghĩ đến chuyện “tự xử”, hay đi ăn phở một lần xem sao, nhưng cứ nghĩ đến vợ, đến con, đến hạnh phúc gia đình, thế là lý trí lại chiến thắng vì thực tế chúng tôi vẫn còn yêu nhau rất nhiều. Cứ thế tôi đã chịu đựng hơn 2 năm, trong người lúc nào cũng cảm giác thiếu cái gì đó. (Duong)

Từ: Duong
Đã gửi: 27 Tháng Mười Hai 2011 12:13 CH
Chào anh Hòa!

Đọc tâm sự của anh tôi rất đồng cảm vì hoàn cảnh của anh cũng gần tương tự như tôi. Vợ chồng tôi hiện có một con gái 2 tuổi. Thú thực là khi còn yêu nhau chúng tôi cũng đã đến với nhau, cũng một vài lần và lần nào cũng thấy háo hức, hạnh phúc. Tuy nhiên từ lúc cưới xong khoảng 3 tháng thì vợ tôi có bầu, từ đó là chuỗi ngay dài gần như tôi “ngủ chay”.

Bởi vợ tôi hơi yếu, đặc biệt là bị nghén đến tận tháng 5, thương vợ thương con, tôi có muốn cũng chỉ là ôm chặt và âu yếm nhau sơ sơ. Rồi đến khi sinh cháu thì cháu lại quấy đêm nên bố mẹ càng mệt. Rồi vợ tôi đi làm trong khi vẫn phải nuôi con nhỏ. Nói chung cứ vừa việc công ty áp lực lớn, vợ tôi làm công ty liên doanh nước ngoài, về nhà con lại quấy nhiều.

Thời gian cứ cuốn đi, mặc dù con tôi cũng lớn dần, nhưng càng lớn thì nhu cầu chăm lo cho cháu càng tăng. Vợ tôi cũng có tính khá hiếu thắng, nên thường không chịu thua bạn kém bè, nên lúc nào cũng trong tư tưởng phấn đấu, kiếm thật nhiều tiền để cho con có cuộc sống đầy đủ. Trong đầu cô ấy lúc nào cũng chỉ tiền tiền tiền, tiêu tiêu tiêu. Gần như không còn chỗ đứng của tôi trong những suy nghĩ của cô ấy. Nhiều lúc tôi có cảm giác như mình bị bỏ rơi.
Gần đây, vợ tôi chuyển sang một công việc mới, áp lực nhiều hơn thời gian làm việc cũng nhiều hơn. Có khi cả tháng vợ tôi không về nhà trước 9h đêm. Về đến nhà thì cũng mệt mỏi rã rời rồi nên cũng chả thiết tha gì đến chồng con nữa.
Quả thực thời gian này khiến tôi ức chế nhiều nhất, vì con cũng đã lớn và đi nhà trẻ nên ngoan hơn nhiều rồi, mà tôi mới có 31 tuổi, nhu cầu vẫn còn cao nếu không nói là thời điểm sung sức nhất của một người đàn ông, vậy mà cả tháng vẫn chỉ nhiều là 2 lần vào các ngày cuối tuần, mà cũng là do tôi chủ động.

Đã ít như thế nhưng nhiều khi đang giữa chừng thì tự dưng tôi nhìn và cảm nhận vợ đang chịu đựng, vậy là bao nhiêu cảm giác đam mê tiêu tan hết. Tôi không giống như nhiều người là có thể mình làm mình biết mà không cần đến đối tác như thế nào, do đó tôi không thể cứ một mình cho qua được. Nên nhiều khi tôi thấy rất ức chế, và dẫn đến hay cáu bẳn với những việc nhỏ nhặt với vợ.

Có những lúc tôi đã nghĩ đến chuyện “tự xử”, hay đi ăn phở một lần xem sao, nhưng cứ nghĩ đến vợ, đến con, đến hạnh phúc gia đình, thế là lý trí lại chiến thắng vì thực tế chúng tôi vẫn còn yêu nhau rất nhiều mà. Cứ thế tôi đã chịu đựng hơn 2 năm nay, trong người lúc nào cũng cảm giác thiếu thiếu cái gì đó. Tôi đã tự nghĩ hay là vợ tôi bị lãnh cảm, hay là đang có một người thứ 3.
Vâng, tất cả có lẽ là cứ thế trôi đi nếu không có một ngày vẫn vì lý do ức chế và thêm một lý do nho nhỏ khác nữa chúng tôi đã giận nhau, đúng hơn là tôi tỏ thái độ với cô ấy, cộng với công việc của cô ấy cũng không được suôn sẻ rồi bất đồng với bạn đồng nghiệp. Cô ấy cũng suy sụp và ức chế rất nhiều đã đi bar và uống rượu với các cô bạn thân để được giãi bày, về công việc về cuộc sống gia đình về cả chuyện của vợ chồng.

Hôm đó cô ấy đã đi đến gần 12h đêm mới về. Tôi áp dụng chiến tranh lạnh không thèm nói chuyện một lời nào, nhưng hôm đó chính cô ấy đã chủ động quay sang ôm tôi và thủ thỉ. Chúng tôi đã nói chuyện và tâm sự với nhau gần như hết đêm đó về tất cả mọi chuyện. Và cuối cùng chuyện gì đến cũng đến, chúng tôi đã có một đêm thăng hoa tuyệt vời sau một thời gian dài ức chế. Thỏa mãn, đó là từ đúng nhất để miêu tả cảm giác của cả hai vợ chồng tôi sau đêm đó.
Chuyện đó đã xảy ra cách đây gần 2 tháng, và từ đó đến nay chuyện vợ chồng của chúng tôi cải thiện được rất nhiều, cô ấy gần như đã giải tỏa và tìm lại được cảm giác cho mình. Chúng tôi có cảm giác như mình được trở lại thời yêu nhau thuở nào.
Tôi kể câu chuyện này ra chỉ muốn nói với mọi người rằng, có thể vì những lý do nào đó, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh, họ bị thay đổi tâm sinh lý nhiều. Rồi áp lực công việc, con cái, khát vọng vươn lên với cuộc sống tốt đẹp hơn, nên có thể có những lúc họ sao nhãng trách nhiệm làm vợ của mình, thì người chồng hãy cố gắng hiểu và tâm sự nhiều hơn, để cả 2 được tìm về những cảm xúc vốn có của mình. Đừng vì tự ái cá nhân hay một phút nông nổi để rồi đánh mất hạnh phúc cả đời của mình, rồi còn con cái nữa. Chúng sẽ ra sao khi cha mẹ chúng không còn bên nhau.
Đồng thời, về phía người vợ mặc dù nỗi lo cơm áo gạo tiền thì ai cũng phải lo, tuy nhiên hạnh phúc không chỉ có thế, hãy nên nghĩ nhiều hơn tới chồng. Hãy tìm hiểu về cảm xúc của chồng, cũng đừng nên coi nhẹ chuyện gối chăn vì đó là một phần tất yếu của cuộc sống vợ chồng.

Tình dục vừa là “quyền lợi” cũng là “trách nhiệm” của cả hai phái trong hôn nhân mà. Và nữa là, có những chuyện khi mình thực sự bế tắc hãy cởi mở lòng mình với những người thân, chị gái, em gái, hay những người bạn thân của mình, lúc đó chúng ta sẽ có được những lời khuyên chí tình để cuối cùng đạt được một hạnh phúc trọn vẹn bên gia đình và người thân.

2. SỰ KHÁC NHAU GIỮA "CƠM" VÀ "PHỞ"

Nếu ăn "phở" nhiều tới mức độ trở thành khách quen, ta có thể ăn… thiếu. Còn nếu không nộp tiền lương, "cơm" sẽ dừng ngay.


Đàn ông thèm "phở" vì ít được ăn "phở". Muốn ăn phở nhất là "phở" đặc biệt, phải có tiền, xe hoặc vừa có tiền vừa có xe. Trong khi "cơm" ngày nào cũng được ăn và phải ăn.

Đàn ông dùng "cơm" ở nhà trong không khí quen thuộc ấm áp đến nhàm chán, còn dùng "phở" ở xa nhà trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc.

No thì rất khó ăn thêm cơm, còn phở no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô cũng chẳng sao.

Ăn "phở" xong là đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút là tùy. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa.

"Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn "cơm" thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế chỉ có nguội hơn.

"Phở" có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì rất ít, phần lớn là ăn chung với… bà nấu cơm.

Lúc ăn "phở", dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng, thêm cả nước "béo". Còn "cơm" có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng “không ăn thì thôi”. Ai gắt xin tự hiểu.

Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể tái, chín, nạm, gân.. tùy ta quyết định. Cơm thì do người nấu cơm quyết định, đàn ông chỉ có chấp hành.

Bỏ tiệm “phở” này dễ dàng tìm tiệm “phở” khác. Còn bỏ “cơm” thì phức tạp vô cùng.

Cuối cùng thì “phở’ lúc nào cũng nhiều nước hơn “Cơm”, dễ húp hơn cơm, cơm muốn có nước thì phải thêm canh, phức tạp.

Chie sưu tầm




Nguồn


Đọc tiếp: Những cái tốt nhất, hữu ích nhất